Quản trị rủi ro: Yếu tố quan trọng cho phát triển bền vững
Cập nhật : 10/10/2016
Quản trị rủi ro doanh nghiệp cung cấp một cách nhìn toàn diện, nhất quán về rủi ro và tạo ra giá trị thông qua việc góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh...
Quản trị rủi ro doanh nghiệp cung cấp một cách nhìn toàn diện, nhất quán về rủi ro và tạo ra giá trị thông qua việc góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh...
Bà Trần Thúy Ngọc, Phó tổng giám đốc phụ trách dịch vụ tư vấn quản trị rủi ro của Deloitte Việt Nam.
Quản trị rủi ro càng trở nên cấp thiết và hiện nay đã được coi là một công cụ quan trọng trong quản trị hiệu quả và quản trị phát triển bền vững không chỉ đối với các ngân hàng và các định chế tài chính mà cả đối với các doanh nghiệp. Công tác quản trị rủi ro cho các khối doanh nghiệp khác nhau có những đặc thù riêng.
Bà Trần Thúy Ngọc, Phó tổng giám đốc phụ trách dịch vụ tư vấn quản trị rủi ro của Deloitte Việt Nam đã có cuộc trao đổi xoay quanh công cụ quản trị công ty ngày càng được chú trọng này.
Quản trị rủi ro được thực hiện rời rạc
Thưa bà, đối với khu vực doanh nghiệp tại Việt Nam, tình hình thực hiện công tác quản trị rủi ro đã được triển khai chưa, nếu có, đã triển khai như thế nào và đến cấp độ nào?
Công tác quản trị rủi ro trong khu vực doanh nghiệp Việt Nam được nhận thức và triển khai ở các mức độ khác nhau ở các khu vực doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh.
Theo đánh giá của nhóm tư vấn quản trị rủi ro của Deloitte thì hiện nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang có hệ thống quản trị rủi ro tốt hơn so với khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
Lý do chính là bởi nhiều doanh nghiệp FDI đã có hệ thống quản trị được xây dựng theo hệ thống của công ty mẹ theo các thông lệ tốt.
Đối với khối doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước thì xuất phát từ nhận thức chưa thực sự đầy đủ về quản trị rủi ro, và vai trò của quản trị rủi ro trong phát triển kinh doanh của các nhà lãnh đạo công ty.
Theo đó, việc tổ chức công tác quản trị rủi ro nhìn chung vẫn đang được thực hiện một cách rời rạc ở các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp mà chưa đầy đủ khung quản trị rủi ro, một bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro.
Một điều đáng mừng là nhận thức này đang thay đổi, đã có một số tập đoàn Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân lớn đã bắt đầu triển khai dần công tác quản trị rủi ro thông qua việc sử dụng các dịch vụ của các đơn vi tư vấn chuyên nghiệp với bước đầu là thực hiện rà soát đánh giá hiện trạng về khoảng cách trong công tác quản trị rủi ro của mình với các thông lệ và chuẩn mực hàng đầu trên thế giới.
Theo đánh giá dựa trên sơ đồ về mức độ trưởng thành trong công tác quản trị rủi ro thì nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam đang ở mức độ rời rạc (tương đương với mức độ 2 trong thang bảng 5 cấp độ của Deloitte).
Bà Trần Thúy Ngọc, Phó tổng giám đốc phụ trách dịch vụ tư vấn quản trị rủi ro của Deloitte Việt Nam đã có cuộc trao đổi xoay quanh công cụ quản trị công ty ngày càng được chú trọng này.
Quản trị rủi ro được thực hiện rời rạc
Thưa bà, đối với khu vực doanh nghiệp tại Việt Nam, tình hình thực hiện công tác quản trị rủi ro đã được triển khai chưa, nếu có, đã triển khai như thế nào và đến cấp độ nào?
Công tác quản trị rủi ro trong khu vực doanh nghiệp Việt Nam được nhận thức và triển khai ở các mức độ khác nhau ở các khu vực doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh.
Theo đánh giá của nhóm tư vấn quản trị rủi ro của Deloitte thì hiện nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang có hệ thống quản trị rủi ro tốt hơn so với khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
Lý do chính là bởi nhiều doanh nghiệp FDI đã có hệ thống quản trị được xây dựng theo hệ thống của công ty mẹ theo các thông lệ tốt.
Đối với khối doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước thì xuất phát từ nhận thức chưa thực sự đầy đủ về quản trị rủi ro, và vai trò của quản trị rủi ro trong phát triển kinh doanh của các nhà lãnh đạo công ty.
Theo đó, việc tổ chức công tác quản trị rủi ro nhìn chung vẫn đang được thực hiện một cách rời rạc ở các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp mà chưa đầy đủ khung quản trị rủi ro, một bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro.
Một điều đáng mừng là nhận thức này đang thay đổi, đã có một số tập đoàn Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân lớn đã bắt đầu triển khai dần công tác quản trị rủi ro thông qua việc sử dụng các dịch vụ của các đơn vi tư vấn chuyên nghiệp với bước đầu là thực hiện rà soát đánh giá hiện trạng về khoảng cách trong công tác quản trị rủi ro của mình với các thông lệ và chuẩn mực hàng đầu trên thế giới.
Theo đánh giá dựa trên sơ đồ về mức độ trưởng thành trong công tác quản trị rủi ro thì nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam đang ở mức độ rời rạc (tương đương với mức độ 2 trong thang bảng 5 cấp độ của Deloitte).
Hiện tại, mô hình quản trị rủi ro nào đang được áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam? Quản trị rủi ro tốt đem lại những lợi ích gì cho các doanh nghiệp, thưa bà?
Mô hình quản trị rủi ro hiện nay có ba mô hình chính là: Phân tán, tập trung và hỗn hợp. Theo đánh giá của Deloitte thì hiện nay mô hình hỗn hợp đang là mô hình chủ yếu được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng.
Theo đó, hoạt động quản trị rủi ro vừa được giao cho một bộ phận nào đó trong doanh nghiệp (không thành lập một bộ phận quản lý rủi ro riêng lẻ) để quản lý và vừa được quản lý một cách riêng lẻ ở các bộ phận kinh doanh.
Về lợi ích đem lại, việc triển khai thành công khung quản trị rủi ro doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được một công cụ hiệu quả vừa tạo thêm giá trị mới, vừa bảo toàn giá trị cho doanh nghiệp.
Quản trị rủi ro doanh nghiệp cung cấp một cách nhìn toàn diện, nhất quán về rủi ro và tạo ra giá trị thông qua việc góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng việc giảm thiểu rủi ro để tăng lợi nhuận và dòng tiền cũng như sử dụng các công cụ của quản trị rủi ro doanh nghiệp để đạt mục tiêu chiến lược đã đặt ra.
Bên cạnh đó, quản trị rủi ro trợ giúp doanh nghiệp xác định và xếp thứ tự ưu tiên trong việc quản lý, xử lý các rủi ro chính giúp tối ưu hóa nguồn lực doanh nghiệp, tối ưu hóa mối quan hệ rủi ro và lợi nhuận đồng thời, giám sát hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua chỉ số rủi ro chính,…
Theo khảo sát về thực trạng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp Việt Nam do Deloitte thực hiên trong năm 2016 về các lợi ích của quản trị rủi ro mang lại cho công ty thì đa số các trả lời cho câu hỏi này là lợi ích về tăng cường nhận thức về quản trị rủi ro tại doanh nghiệp và nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp.
Vai trò của Deloitte như thế nào trong việc cung cấp các dịch vụ quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp?
Deloitte là hãng tư vấn về quản trị rủi ro số 1 trên thế giới theo xếp hạng của Gartner năm 2015. Với sức mạnh từ mạng lưới toàn cầu cùng sự am hiểu về thị trường, ngành nghề kinh doanh và các luật định cũng kiến thức chuyên môn sâu rộng của đội ngũ chuyên gia hàng đầu thế giới, chúng tôi trợ giúp các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro dựa trên kinh nghiệm đã triển khai nhiều dự án quản trị rủi ro trong nước, trong khu vực và trên thế giới thông qua việc cung cấp các dịch vụ quản trị rủi ro ưu việt nhất.
Một số gói giải pháp mà Deloitte cung cấp cho khách hàng như: Phân tích đánh giá khoảng cách về hiện trạng quản trị rủi ro và đưa ra lộ trình để xóa bỏ các khoảng cách; Xây dựng khung quản trị rủi ro doanh nghiệp, quy trình quản trị rủi ro, bộ chỉ số rủi ro chính (KRI), xây dựng kế hoạch phản hồi với rủi ro cũng như quy trình giám sát và tích hợp quản trị rủi ro trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin,…
Triển khai Basel II để phát triển bền vững các ngân hàng
Bà đánh giá công tác quản trị rủi ro (yêu cầu, hiện trạng) trong khu vực ngân hàng và các định chế tài chính tại Việt Nam hiện đang được thực hiện như thế nào theo hiệp ước Basel II?
Công tác quản trị rủi ro trong khu vực ngân hàng và các định chế tài chính đã và đang được chú trọng trong những năm gần đây, theo hướng tuân thủ các tiêu chuẩn của hiệp ước Basel II.
Với vai trò định hướng và giám sát, Ngân hàng Nhà nước trong những năm vừa qua đã và đang thực hiện các bước đi thận trọng, bài bản để dẫn dắt các ngân hàng thương mại thực hiện Basel II tại Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã từng bước có những yêu cầu/khuyến nghị theo thông lệ quốc tế đối với các ngân hàng thương mại về quản trị công ty (Corporate Governance) và quản trị rủi ro ở cấp độ cao, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vai trò giám sát của hội đồng quản trị và ban kiểm soát đối với hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm nâng cao tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro.
Hiện nay, 10 ngân hàng thương mại cổ phần được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn thực hiện thí điểm theo các yêu cầu của Basel II. Lộ trình triển khai ban đầu cho 10 ngân hàng này là cuối năm 2015 thực hiện theo phương pháp tiêu chuẩn và cuối năm 2018 sẽ thực hiện theo phương pháp nâng cao.
Các ngân hàng thương mại còn lại ít nhất cuối năm 2018 thực hiện theo phương pháp tiêu chuẩn. Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ ban hành thông tư hướng dẫn về tỷ lệ an toàn vốn tương ứng và thông tư hướng dẫn về hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro song song với quá trình triển khai Basel II.
Về phía các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính, chúng tôi nhận thấy các ngân hàng này cũng đang tích cực chủ động thực hiện Basel II thông qua các dự án đánh giá khoảng cách, lập kế hoạch Basel II tổng thể, xây dựng các mô hình đánh giá tín dụng, lập kế hoạch triển khai các dự án ICAAP, quản lý rủi ro hoạt động, thị trường... theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và theo các chuẩn mực cao hơn của Basel II.
Tuy nhiên, do Basel II còn mới mẻ ở Việt Nam, nên thực tế cho thấy các ngân hàng cũng gặp một số khó khăn khi thực hiện các dự án này, và cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm được hỗ trợ bởi đội ngũ tư vấn trong nước am hiểu thực tiễn ở thị trường Việt Nam.
Quan trọng hơn, việc triển khai Basel II không chỉ đơn thuần là vấn đề kỹ thuật nghiệp vụ mà cần phải thay đổi văn hóa quản trị gắn với quá trình đổi mới về phương thức quản trị từ cấp cao nhất là hội đồng quản trị đến ban điều hành và gắn với hệ thống chính sách về kinh doanh, nhân sự, lương thưởng...
Vì vậy, các ngân hàng thương mại cần phải xác định rằng, triển khai Basel II không phải chỉ để tuân thủ mà nó phải thực sự là một phương thức quản trị kinh doanh của ngân hàng để phát triển bền vững.
Vai trò của Deloitte trong việc cung cấp dịch vụ này cho khu vực ngân hàng và các định chế tài chính là gì, thưa bà?
Về phía Deloitte, để hỗ trợ các ngân hàng và định chế tài chính thực hiện Basel II, chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn toàn diện chất lượng cao về đánh giá khoảng cách và lập kế hoạch Basel II, tư vấn quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và ICAAP theo Basel II cũng như các dịch vụ tư vấn về đổi mới phương thức kiểm toán nội bộ, xây dựng và vận hành KPI, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm theo hướng quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ phù hợp với thông lệ quốc tế nói chung và Basel II nói riêng.
Các dịch vụ này được tùy chỉnh cho phù hợp với từng ngân hàng, theo yêu cầu của cơ quan quản lý đối với nhóm ngân hàng đó cũng như mong muốn của bản thân mỗi ngân hàng.
Với mạng lưới toàn cầu, chúng tôi dễ dàng huy động các chuyên gia khu vực và quốc tế hàng đầu cho từng lĩnh vực, và cùng làm việc với đội ngũ chuyên gia tư vấn trong nước giàu kinh nghiệm, đã thực hiện hàng chục dự án liên quan đến Basel II cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu về các dịch vụ tư vấn triển khai Basel II của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Mô hình quản trị rủi ro hiện nay có ba mô hình chính là: Phân tán, tập trung và hỗn hợp. Theo đánh giá của Deloitte thì hiện nay mô hình hỗn hợp đang là mô hình chủ yếu được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng.
Theo đó, hoạt động quản trị rủi ro vừa được giao cho một bộ phận nào đó trong doanh nghiệp (không thành lập một bộ phận quản lý rủi ro riêng lẻ) để quản lý và vừa được quản lý một cách riêng lẻ ở các bộ phận kinh doanh.
Về lợi ích đem lại, việc triển khai thành công khung quản trị rủi ro doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được một công cụ hiệu quả vừa tạo thêm giá trị mới, vừa bảo toàn giá trị cho doanh nghiệp.
Quản trị rủi ro doanh nghiệp cung cấp một cách nhìn toàn diện, nhất quán về rủi ro và tạo ra giá trị thông qua việc góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng việc giảm thiểu rủi ro để tăng lợi nhuận và dòng tiền cũng như sử dụng các công cụ của quản trị rủi ro doanh nghiệp để đạt mục tiêu chiến lược đã đặt ra.
Bên cạnh đó, quản trị rủi ro trợ giúp doanh nghiệp xác định và xếp thứ tự ưu tiên trong việc quản lý, xử lý các rủi ro chính giúp tối ưu hóa nguồn lực doanh nghiệp, tối ưu hóa mối quan hệ rủi ro và lợi nhuận đồng thời, giám sát hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua chỉ số rủi ro chính,…
Theo khảo sát về thực trạng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp Việt Nam do Deloitte thực hiên trong năm 2016 về các lợi ích của quản trị rủi ro mang lại cho công ty thì đa số các trả lời cho câu hỏi này là lợi ích về tăng cường nhận thức về quản trị rủi ro tại doanh nghiệp và nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp.
Vai trò của Deloitte như thế nào trong việc cung cấp các dịch vụ quản trị rủi ro cho các doanh nghiệp?
Deloitte là hãng tư vấn về quản trị rủi ro số 1 trên thế giới theo xếp hạng của Gartner năm 2015. Với sức mạnh từ mạng lưới toàn cầu cùng sự am hiểu về thị trường, ngành nghề kinh doanh và các luật định cũng kiến thức chuyên môn sâu rộng của đội ngũ chuyên gia hàng đầu thế giới, chúng tôi trợ giúp các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro dựa trên kinh nghiệm đã triển khai nhiều dự án quản trị rủi ro trong nước, trong khu vực và trên thế giới thông qua việc cung cấp các dịch vụ quản trị rủi ro ưu việt nhất.
Một số gói giải pháp mà Deloitte cung cấp cho khách hàng như: Phân tích đánh giá khoảng cách về hiện trạng quản trị rủi ro và đưa ra lộ trình để xóa bỏ các khoảng cách; Xây dựng khung quản trị rủi ro doanh nghiệp, quy trình quản trị rủi ro, bộ chỉ số rủi ro chính (KRI), xây dựng kế hoạch phản hồi với rủi ro cũng như quy trình giám sát và tích hợp quản trị rủi ro trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin,…
Triển khai Basel II để phát triển bền vững các ngân hàng
Bà đánh giá công tác quản trị rủi ro (yêu cầu, hiện trạng) trong khu vực ngân hàng và các định chế tài chính tại Việt Nam hiện đang được thực hiện như thế nào theo hiệp ước Basel II?
Công tác quản trị rủi ro trong khu vực ngân hàng và các định chế tài chính đã và đang được chú trọng trong những năm gần đây, theo hướng tuân thủ các tiêu chuẩn của hiệp ước Basel II.
Với vai trò định hướng và giám sát, Ngân hàng Nhà nước trong những năm vừa qua đã và đang thực hiện các bước đi thận trọng, bài bản để dẫn dắt các ngân hàng thương mại thực hiện Basel II tại Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã từng bước có những yêu cầu/khuyến nghị theo thông lệ quốc tế đối với các ngân hàng thương mại về quản trị công ty (Corporate Governance) và quản trị rủi ro ở cấp độ cao, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vai trò giám sát của hội đồng quản trị và ban kiểm soát đối với hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm nâng cao tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro.
Hiện nay, 10 ngân hàng thương mại cổ phần được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn thực hiện thí điểm theo các yêu cầu của Basel II. Lộ trình triển khai ban đầu cho 10 ngân hàng này là cuối năm 2015 thực hiện theo phương pháp tiêu chuẩn và cuối năm 2018 sẽ thực hiện theo phương pháp nâng cao.
Các ngân hàng thương mại còn lại ít nhất cuối năm 2018 thực hiện theo phương pháp tiêu chuẩn. Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ ban hành thông tư hướng dẫn về tỷ lệ an toàn vốn tương ứng và thông tư hướng dẫn về hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro song song với quá trình triển khai Basel II.
Về phía các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính, chúng tôi nhận thấy các ngân hàng này cũng đang tích cực chủ động thực hiện Basel II thông qua các dự án đánh giá khoảng cách, lập kế hoạch Basel II tổng thể, xây dựng các mô hình đánh giá tín dụng, lập kế hoạch triển khai các dự án ICAAP, quản lý rủi ro hoạt động, thị trường... theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và theo các chuẩn mực cao hơn của Basel II.
Tuy nhiên, do Basel II còn mới mẻ ở Việt Nam, nên thực tế cho thấy các ngân hàng cũng gặp một số khó khăn khi thực hiện các dự án này, và cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm được hỗ trợ bởi đội ngũ tư vấn trong nước am hiểu thực tiễn ở thị trường Việt Nam.
Quan trọng hơn, việc triển khai Basel II không chỉ đơn thuần là vấn đề kỹ thuật nghiệp vụ mà cần phải thay đổi văn hóa quản trị gắn với quá trình đổi mới về phương thức quản trị từ cấp cao nhất là hội đồng quản trị đến ban điều hành và gắn với hệ thống chính sách về kinh doanh, nhân sự, lương thưởng...
Vì vậy, các ngân hàng thương mại cần phải xác định rằng, triển khai Basel II không phải chỉ để tuân thủ mà nó phải thực sự là một phương thức quản trị kinh doanh của ngân hàng để phát triển bền vững.
Vai trò của Deloitte trong việc cung cấp dịch vụ này cho khu vực ngân hàng và các định chế tài chính là gì, thưa bà?
Về phía Deloitte, để hỗ trợ các ngân hàng và định chế tài chính thực hiện Basel II, chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn toàn diện chất lượng cao về đánh giá khoảng cách và lập kế hoạch Basel II, tư vấn quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và ICAAP theo Basel II cũng như các dịch vụ tư vấn về đổi mới phương thức kiểm toán nội bộ, xây dựng và vận hành KPI, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm theo hướng quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ phù hợp với thông lệ quốc tế nói chung và Basel II nói riêng.
Các dịch vụ này được tùy chỉnh cho phù hợp với từng ngân hàng, theo yêu cầu của cơ quan quản lý đối với nhóm ngân hàng đó cũng như mong muốn của bản thân mỗi ngân hàng.
Với mạng lưới toàn cầu, chúng tôi dễ dàng huy động các chuyên gia khu vực và quốc tế hàng đầu cho từng lĩnh vực, và cùng làm việc với đội ngũ chuyên gia tư vấn trong nước giàu kinh nghiệm, đã thực hiện hàng chục dự án liên quan đến Basel II cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu về các dịch vụ tư vấn triển khai Basel II của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Tin liên quan
- "07 TIPS" GIÚP BẠN KHÔNG BỊ SALES HÃNG TÀU "CẠCH MẶT"
- Phân biệt Quản trị Logistics và Quản trị Supply chain
- Logistics được dự báo là ngành có nhiều tiềm năng tăng trưởng
- Phát triển nhân lực ngành Logistics- Bài 2: Nâng chất lượng nguồn nhân lực
- Phát triển nhân lực ngành Logistics - Bài 1: Cơ hội và thách thức