Cuộc họp của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng World bank trong tuần này tại thủ đô Washington Mỹ đang diễn ra sôi động với chủ đề chính về toàn cầu hóa. Theo đó, các chuyên gia lo ngại quá trình toàn cầu hóa đang bị ngăn chặn bởi những biến động trên thị trường.
Trong năm ngoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nền kinh tế phát triển chỉ đạt 646 tỷ USD, giảm 40% so với mức đỉnh thời trước khủng hoảng 2008. Tín dụng quốc tế cũng chỉ đạt 2,6 nghìn tỷ USD, giảm 9% trong 2 năm qua.
Cuộc họp của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng World bank trong tuần này tại thủ đô Washington Mỹ đang diễn ra sôi động với chủ đề chính về toàn cầu hóa.
Theo đó, các chuyên gia lo ngại quá trình toàn cầu hóa đang bị ngăn chặn bởi những biến động trên thị trường.
Ngân hàng World Bank dự đoán giao dịch thương mại trong năm nay sẽ tăng trưởng ở mức chậm nhất kể từ năm 2007. Tổ chức này cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay từ 2,8% xuống 1,7%.
Nhập khẩu của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo %GDP đã giảm năm thứ 4 liên tiếp, trong khi tăng trưởng nhu cầu xuất khẩu đã giảm xuống 4% sau 40 năm tăng trưởng với 2 con số.
Tỷ lệ các sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng bởi những rào cản thuế quan/ Vốn FDI vào 20 nước phát triển và mới nổi (tỷ USD)/ Dự đoán tăng trưởng GDP toàn cầu (nghìn tỷ USD)/ Tín dụng quốc tế (nghìn tỷ)
Tổ chức IMF thể hiện sự lo lắng đối với thương mại và kinh tế toàn cầu hiện nay khi nguy cơ gia tăng rào cản bảo hộ ngày một nhiều. Các ngân hàng giảm hoạt động để hạ chi phí và tránh rủi ro, doanh nghiệp ngại đầu tư trong khi chính phủ ban hành ngày càng nhiều quy định.
Những nước đang phát triển ngày càng thắt chặt các chính sách để buộc những tập đoàn chi tiêu, tạo công ăn việc làm nhiều hơn cho nước họ. Trong khi đó, những nền kinh tế phát triển như Mỹ lại tranh cãi về vấn đề hạ rào cản thuế quan và dịch chuyển việc làm sang các quốc gia khác.
Cuộc bầu cử tại Mỹ và những vấn đề rắc rối về thuế tại Châu Âu đang khiến Phương Tây gia tăng rào cản thương mại. Quá trình đàm phán hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP) đã đổ bể vào tháng trước.
Trong khi đó, tình hình căng thằng Nga-Mỹ cũng như sự bành trướng của Trung Quốc chỉ khiến quá trình toàn cầu hóa bị hoài nghi và phản đối nhiều hơn.
(ST- Logistics4u)