Hàng hóa được vận chuyển an toàn với mức giá hợp lý là mong muốn của tất cả các chủ hàng - Ảnh: Khánh Linh |
Đây được cho là mức chi phí rất cao so với các nước trên thế giới và khu vực mà nguyên nhân là do tổ chức vận tải còn lạc hậu, tỷ lệ xe chạy rỗng chiếm tới 30-50%. Các phương thức vận tải chưa kết nối hài hòa và các chi phí không chính thức còn nhiều. Tình hình đó tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ, trong điều kiện Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế thế giới với hàng loạt Hiệp định tự do hoá thương mại như: TPP, AEC và các hiệp định song phương khác.
Để khắc phục những tồn tại, yếu kém đó, ngay từ năm 2013, Bộ GTVT đã chỉ đạo xây dựng và thực hiện đề án về đổi mới lĩnh vực vận tải như: Đề án tái cơ cấu lĩnh vực vận tải; đề án đổi mới hoạt động vận tải đường bộ theo hướng hiện đại. Trong các giải pháp đó có chủ trương xây dựng sàn giao dịch vận tải. Tháng 12/2015, sàn giao dịch vận tải đầu tiên đã ra mắt với sự kỳ vọng sẽ như một mũi tên trúng nhiều đích như: Giúp DN giảm xe chạy rỗng một chiều, giảm giá cước vận tải, giảm chi phí logistics, giảm ô nhiễm môi trường…
Chính vì vậy theo một số ý kiến, với những gì mà sàn giao dịch vận tải đã làm được thời gian qua đã là một sự thành công bởi nó mở ra một hình thức giao dịch mới, hiện đại, minh bạch và hiệu quả hơn. Vì vậy, việc phát huy, phát triển các hình thức giao dịch này sẽ là một xu hướng tất yếu để góp phần kéo giảm chi phí vận tải, tăng sức cạnh tranh của các DN nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung trước xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay.
(ST: Báo Giao Thông)